Tìm hiểu quy định mở phòng khám chuyên khoa
Quy định mở phòng khám chuyên khoa hướng dẫn cụ thể điều kiện, thủ tục và hồ sơ mở phòng khám. Để mở dịch vụ phòng khám chuyên khoa người chủ phải đáp ứng được các nội dung pháp lý theo quy định. Chi tiết về nội dung này như thế nào? Cùng Deepcare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Các loại hình phòng khám chuyên khoa
Trước khi tìm hiểu về quy định mở phòng khám chuyên khoa, bạn cần nắm rõ các loại hình dịch vụ phòng khám chuyên khoa được quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 155/2018/NĐ-CP), gồm:
– Phòng khám nội tổng hợp;
– Phòng khám chuyên khoa hệ nội như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội khoa;
– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua phương tiện CNTT, viễn thông;
– Phòng khám chuyên khoa ngoại;
– Phòng khám chuyên khoa nam học;
– Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
– Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
– Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
– Phòng khám chuyên khoa mắt;
– PHòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
– Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
– Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
– Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
– Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
– Phòng khám chuyên khoa da liễu;
– Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
– Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
– Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;
– Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2016/NĐ-CP;
– Các phòng khám chuyên khoa khác.

2. Quy định mở phòng khám chuyên khoa: Điều kiện cấp giấy phép
Quy định mở phòng khám chuyên khoa yêu cầu phòng khám phải đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép. Theo đó, điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 23a Nghị định Nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 155/2018/NĐ-CP), trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
2.1. Cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa
Trong trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện thủ thuật (gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng – implant, châm cứu, xoa bóp ấn huyệt) thì phải có khu vực dành riêng cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
Trường hợp phòng khám thực hiện cả 02 kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và dưới thì phải có 02 phòng nội soi riêng biệt. Phòng khám chuyên khoa có dịch vụ khám điều trị bệnh nghề nghiệp thì phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
2.2. Thiết bị y tế tại phòng khám chuyên quy
Theo quy định mở phòng khám chuyên khoa, tại phòng khám phải có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Ngoài ra, theo Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 155/2018/NĐ-CP), điều kiện về trang thiết bị y tế còn quy định về trang thiết bị y tế tại phòng khám chuyên khoa gồm:
– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký;
– Đối với cơ sở khám điều trị bệnh nghề nghiệp thì phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
– Phòng khám tư vấn sức khỏe không bắt buộc phải có đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết theo quy định mở phòng khám chuyên khoa nhưng phải có đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động.
2.3. Cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa
Theo quy định mở phòng khám chuyên khoa chung thì cơ sở vật chất của cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng theo điều kiện nêu tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 155/2018/NĐ-CP):
– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, PCCC theo quy định của pháp luật;
– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ).
Ngoài ra, quy định chung về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa còn nêu rõ các nội dung cần thiết đối với nhân sự tại phòng khám.

3. Quy định mở phòng khám chuyên khoa: Thủ tục mở phòng khám
Để mở phòng khám chuyên khoa, trước hết người chủ phòng khám phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động theo đúng quy định mở phòng khám chuyên khoa. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép hoạt động;
– Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám;
– Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng quy định mở phòng khám chuyên khoa;
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định thì nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền (Sở Y tế địa phương) để hoàn thành thủ tục mở phòng khám chuyên khoa.
Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và thẩm định trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động:
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Bổ sung trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan chức năng thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định trực tiếp tại phòng khám chuyên khoa;
– Trường hợp không cấp giấy phép: Cơ quan phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về quy định mở phòng khám chuyên khoa chính xác nhất. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về các quy định, điều kiện và thủ tục cần thiết để quá trình mở phòng khám tư nhân thuận lợi, suôn sẻ hơn nhé.